top menu

V-pop: Cuộc hồi sinh ấn tượng của nhạc xưa

Thời gian gần đây, khán giả chứng kiến nhiều ca khúc nhạc xưa được thể hiện trên các sân khấu ca nhạc lớn.
Lý giải quãng thời gian "im ắng" của nhạc xưa
Nhạc xưa thường được hiểu là những ca khúc tiền chiến, trữ tình... Khác với những dòng nhạc sôi động và thiên về tiết tấu như hiện nay, nhạc xưa nhẹ nhàng và có sự sâu lắng đặc trưng.
Đã có một thời gian dài, nhạc xưa phải “nép mình” nhường chỗ cho dòng nhạc thị trường trẻ trung, sôi động. Thế hệ 8X, 9X thích nghe những bài hát mới có nội dung và âm nhạc đơn giản, dễ cảm thụ. Dần dần, nhạc xưa "lùi vào quá vãng" và chỉ thu hút được sự quan tâm của những người nghe lớn tuổi.
Không khó để nhận ra những lý do khiến nhạc xưa trở nên xa lạ với giới trẻ. Không được sống trong hoàn cảnh ra đời các ca khúc nhạc xưa nên người trẻ ít tìm được sự đồng cảm và khó khăn trong việc thấu hiểu nội dung bài hát.
Không chỉ thế, đa số ca khúc nhạc xưa có phần lời hoặc phần giai điệu sâu lắng, suy tư, khó nhớ nhiều hơn so với những ca khúc nhạc trẻ. Một số bài được xếp vào top những ca khúc “sến” do có nội dung "ủy mị", "sướt mướt". Chưa kể những ca sĩ thể hiện các bài hát nhạc xưa khá lớn tuổi, xa lạ với người trẻ. Hòa vào xu hướng chung, khi số đông nghe nhạc trẻ thì nhạc xưa trở thành lỗi thời, lạc hậu.
Cuộc "hồi sinh" ấn tượng
Trên thực tế, nhiều ca khúc nhạc trẻ lại có đời sống rất ngắn. Ăn khách cũng chỉ được vài năm, thậm chí nhiều ca khúc gây “sốt” nhưng chỉ vài tháng sau chẳng ai còn nhớ tên. Ngoài việc thiếu các ca khúc mới chất lượng thì thị hiếu khán giả cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự "hồi sinh" của nhạc xưa. Gu nghe nhạc của người trẻ ngày càng nâng cao và mở rộng nên họ có xu hướng tìm về những ca khúc nhạc xưa thay vì nhiều bài hát thị trường ra đời ồ ạt, nội dung sáo rỗng, nhạt nhẽo. Các nhà sản xuất, các công ty biểu diễn cùng một hệ thống phòng trà ca nhạc khắp ba miền đều coi nhạc xưa là một trong những chiến lược trong các dự án kinh doanh của mình.
Trong nỗ lực đem nhạc xưa đến gần hơn với người trẻ, nhiều nghệ sĩ đã khoác lên chúng những chiếc áo mới: Từ cách hát, cách hòa âm phối khí đến cách dàn dựng, bài trí sân khấu. Thành công của Chiếc khăn piêu với lối hát mới mẻ của Tùng Dương và bản phối world music của Nguyên Lê là một ví dụ điển hình. Tất nhiên, mọi sự đổi mới cũng cần được đặt trong khuôn phép để các bài hát không mất đi tinh thần mà tác giả muốn gửi gắm từ đầu.
Nhạc xưa – Món ăn khó nhằn ‘oanh tạc’ làng Vpop
Nhạc sĩ Doãn Nho và ca sĩ Tùng Dương nhận giải Bài hát của năm cho Chiếc khăn Piêu
Thời gian gần đây, nhiều show ca nhạc tôn vinh những nhạc sĩ có tên tuổi ở dòng nhạc xưa, như Văn Cao, Đoàn Chuẩn - Từ Linh, Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ… được tổ chức nhiều hơn và nhận được sự ủng hộ của người hâm mộ. Tưởng chừng những đêm nhạc như vậy chỉ có khán giả trung niên nhưng thực tế lượng khán giả trẻ ngày càng có xu hướng tăng.
Vào đầu tháng 4, đêm nhạc Hẹn hò tưởng nhớ 3 nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc là Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô cũng đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt.
Đối với các ca sĩ, những cái tên như Quang Dũng, Trần Thái Hòa, Nguyên Thảo, Xuân Phú... đang đi theo xu hướng này và ít nhiều cũng gặt hái được thành công nhờ vào chất giọng và phong cách trình diễn phù hợp. Dù chưa gây ra cơn sốt như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Đức Tuấn đã từng làm trước đó nhưng các sản phẩm nhạc xưa của ca sĩ trẻ gần đây thật sự đã có sự đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng và giọng hát.
Nhạc xưa – Món ăn khó nhằn ‘oanh tạc’ làng Vpop
Tình ca Phạm Duy – Quang Dũng
Nữ ca sĩ cá tính Thái Thùy Linh đã từng tạo nên hiện tượng trong làng nhạc Việt khi phát hành album mang tên Bộ đội. 9 ca khúc trong album là những bài hát cách mạng "đi cùng năm tháng" như Hò kéo pháo, Dậy mà đi, Lì và Sáo, ... được phối và hát theo phong cách pop-rock hoàn toàn mới lạ. Điểm nhấn của album là bài Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam - ca khúc chưa từng được giọng hát nữ nào thể hiện và thường được mọi người biết đến với giọng hát của NSND Quang Thọ cùng dàn hợp xướng.
Nhạc xưa – Món ăn khó nhằn ‘oanh tạc’ làng Vpop
Bộ đội - Thái Thùy Linh
Tháng 3 vừa qua, Phương Linh ra album Tiếng hót từ bụi mận gai gồm nhiều ca khúc từ thập niên 1990 như Họa mi hót trong mưa, Có nụ hoa hồng bỗng gọi tên anh, Biết em còn chút dỗi hờn... Album ra mắt đã được nhiều khen ngợi cả từ giới chuyên môn lẫn người nghe nhạc. Cách hát tươi trẻ nhưng vẫn nồng nàn cùng với việc phối âm kết hợp giữa âm nhạc hiện đại và nhạc dân gian đã giúp ca sĩ xinh đẹp này ghi điểm khi hát lại các ca khúc thời hoàng kim của nhạc Việt.
Nhạc xưa – Món ăn khó nhằn ‘oanh tạc’ làng Vpop
Tiếng hót từ bụi mận gai – Phương Linh
Được biết, sau khi ra mắt album Tình ca Phạm Duy vào tháng 3, ca sĩ Quang Dũng đang chuẩn bị giới thiệu đến khán giả album Tình khúc Ngô Thụy Miên. Lê Hiếu cũng cho biết anh đang trong quá trình chuẩn bị cho 2 album mới, trong đó có một album nhạc xưa. Riêng Dương Triệu Vũ, album nhạc xưa của anh sẽ ra mắt trong tháng 5 này. Mất hai năm để chuẩn bị, khó khăn lớn nhất của quán quân Cặp đôi hoàn hảo là việc tìm ra hướng đi mới cho các ca khúc cũ.
Cn được s đón nhn tích cực hơn từ khán giả
Không phải ca sĩ nào cũng thành công với việc làm mới các ca khúc nhạc xưa. "Hiện đại hóa quá đà" đôi khi sẽ gây sự phản cảm cho người nghe. Do đó, các ca sĩ cần phải có thời gian học hỏi, chiêm nghiệm, thẩm thấu và cả bản lĩnh mới mong khai phá được cảm xúc mới trong thứ âm nhạc vốn không còn mới mẻ này.
Nhạc xưa – Món ăn khó nhằn ‘oanh tạc’ làng Vpop
Chương trình Con đường âm nhạc - Nơi hội tụ khá nhiều ca khúc nhạc xưa
Có lẽ, cần phải có thêm nhiều hơn các sân khấu phù hợp để đưa nhạc xưa đến gần với công chúng. Cùng với đó, sự đón nhận của khán giả chính là động lực sáng tạo và nỗ lực của các nghệ sĩ và những nhà sản xuất âm nhạc.
-----------------------------------------------  
Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét