top menu

Đàm Vĩnh Hưng mắc bệnh “ảo tưởng” là người nổi tiếng nhất: Nên bị lạc lõng...

Trong khi hàng ngàn người xếp hàng, lặng lẽ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì có một tốp người “chen ngang”. Dẫn đầu tốp người ấy là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.


Lạc lõng… Đàm Vĩnh Hưng

Ngay trong ngày 6-10-2013, ngày đầu tiên mở cửa để người dân vào viếng Đại tướng tại số nhà 30 phố Hoàng Diệu, hàng nghìn người đã đến thắp hương trước di ảnh của Người. Với tất cả lòng kính trọng một vị tướng lừng danh thế giới, hàng chục nghìn người không ai bảo ai, lặng lẽ xếp hàng tiến vào căn nhà cổ kính, nơi Đại tướng từng sống và làm việc… Không khí trang nghiêm, đau buồn ấy bỗng nhiên bị phá vỡ bởi một tốp người mặc quần áo sáng màu xuất hiện, vượt qua đoàn người, rảo bước tiến vào gian chính căn nhà Đại tướng từng sinh sống.

Theo một số người có mặt vào thời điểm đó, nhiều người xếp hàng phía sau rất bất bình với việc “chen ngang” của Đàm Vĩnh Hưng nhưng không ai lên tiếng vì không muốn ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của buổi lễ. Sau khi Đàm Vĩnh Hưng rời nhà Đại tướng không lâu, trên nhiều trang mạng đã xuất hiện hình ảnh “lạc lõng” của ca sĩ này. Một số thông tin cho rằng, Đàm Vĩnh Hưng đã tự cho mình là người nổi tiếng để ngang nhiên chen chân vào dòng người, không cần xếp hàng. Sau đó, Đàm Vĩnh Hưng đã viết trên trang cá nhân của mình: “Đặc ân vinh dự đã trở thành hiện thực, người dân Hà Nội xếp hàng rất dài để viếng cụ, cũng may mắn được người thân của gia đình cụ sắp xếp để được vào viếng. Hưng mà đứng xếp hàng sẽ náo loạn hơn và người hiếu kỳ sẽ lôi kéo chụp hình, lại không hay cho sự nghiêm trang cần có…”.

Khi trả lời một tờ báo, Đàm Vĩnh Hưng mắng những PV đã chê bai mình rằng: “Tôi không vội vã mà đi theo sự dẫn dắt của người nhà Đại tướng. Họ đã báo trước: Khi nào tôi đến thì điện thoại sẽ có người ra đón và đưa vào, vì tránh tình trạng những nhân vật có sức ảnh hưởng gây náo động và sẽ xảy ra nhiều sự cố không hay”.

Và, sau sự kiện này Đàm Vĩnh Hưng ca sĩ họ Đàm khiến báo chí tốn không ít giấy mực y chang như khi tức tối “bật” lại nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vì nhạc sĩ này “dám” nhận xét về giọng hát “dở”, nhừa nhựa của mình”?!

Đàm Vĩnh Hưng lạc lõng giữa dòng người viếng Đại tướng.     Ảnh: TL

“Những người nổi tiếng không làm thế”


Trong hàng triệu người đến viếng Đại tướng có nhiều bà mẹ Việt Nam Anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, giáo sư, tiến sĩ, Anh hùng quân đội, Anh hùng lao động, thương binh, cựu chiến binh… Họ đều lặng lẽ xếp hàng với sự thành kính. Tất cả đều sợ chỉ một xáo trộn nhỏ cũng mất đi sự tĩnh lặng, trang nghiêm đáng có. Trong những người đến viếng Đại tướng tại 30 phố Hoàng Diệu còn có rất nhiều những cụ già ở tuổi “xưa nay hiếm”, những em nhỏ và không ít những người tật nguyền… Tất cả đều trật tự xếp hàng nhích từng bước chân để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp!

Một bạn đọc tâm sự: “Vấn đề là ở chỗ tại sao những người nổi tiếng khác không làm như Đàm Vĩnh Hưng? Tất cả họ đều hiểu, nếu ai cũng đòi đặc ân thì sự trang nghiêm của buổi lễ sẽ không còn… Không lẽ Đàm Vĩnh Hưng là người nổi tiếng nhất? Đàm Vĩnh Hưng, nếu xét về những đóng góp cho đất nước thì “không có cửa” để so với các Giáo sư và các Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, nghệ sĩ nhân dân… những người vẫn lặng lẽ xếp hàng để vào viếng Đại tướng mà không hề có bất cứ đòi hỏi cá nhân nào…”.

Nhiều người bất bình với “căn bệnh ảo tưởng” của Đàm Vĩnh Hưng.    Ảnh: TL

Mắc “bệnh” ảo tưởng…

Trả lời báo chí về sự việc trên, Đàm Vĩnh Hưng giải thích: “Có nhiều người xin chụp hình chung nhưng tôi đã nhẹ nhàng từ chối…. Tôi đã giải thích rằng vì nếu tôi xếp hàng, chắc chắn sẽ có rất nhiều khán giả hiếu kỳ vây quanh  chụp ảnh, điều này còn lố bịch hơn…”?!

Bạn đọc Nguyễn Văn Hải, ở quận Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ: “Tôi không đồng tình với cách trả lời của Đàm Vĩnh Hưng. Anh ta nói sợ mọi người vây đến chụp ảnh mình, sợ nhiều người xin chụp ảnh chung… Nếu anh ta nói thế trong bối cảnh đang đi diễn thì có thể đúng, còn đây là ở đám tang Đại tướng. Tôi chắc là sẽ không có ai lao đến chụp ảnh anh ta, càng không có ai muốn chụp ảnh chung với anh ta trong cái không khí mất mát, đau thương ấy. Đàm Vĩnh Hưng quá ảo tưởng về mình…”.

Theo Wikipedia, Đàm Vĩnh Hưng từng “làm nhiều nghề để sinh sống như hớt tóc, làm tóc, hát phụ trong những chương trình ca nhạc”. Cũng theo Wikipedia, vì được gọi là “ông hoàng” gì đó nhưng Đàm Vĩnh Hưng dường như “dị ứng” với các giải thưởng âm nhạc lớn, cấp quốc gia, chỉ đạt được những giải thưởng ở cấp khu vực và “tầm tầm” trong sự nghiệp ca hát của mình. Đó là “giải nhất cuộc thi tuyển chọn giọng ca trẻ do Cty Văn hóa quận 10 tổ chức năm 1992”; “Sau 8 lần đi thi, Đàm Vĩnh Hưng đoạt giải tư Tiếng hát truyền hình TP HCM”.

Trong khi Đàm Vĩnh Hưng dẫn đầu một tốp người vượt lên trước để vào viếng Đại tướng  thì  dòng người vẫn nối gót nhau, lặng lẽ đi bên nhau, nhích từng bước một… Thậm chí, hàng nghìn người đã ngủ trưa tại chỗ để buổi chiều còn được vào vái lạy Đại tướng một lần. Còn rất nhiều cựu chiến binh, quân nhân, vận động viên, nhà khoa học, nghệ sĩ nổi tiếng… đã không thể  trực tiếp đến viếng Đại tướng  vì quá bận. Và nếu như chỉ một số ít trong những người không may ấy lấy lý do bận việc để xin người nhà Đại tướng được quyền viếng trước thì….
-----------------------------------------------
Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét