top menu

Đờn ca tài tử được Unesco công nhận là di sản văn hóa

Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa, Bộ VH-TT&DL, vào hồi 12g47 giờ địa phương, tức 15h47 ngày 5.12 giờ Việt Nam, tại Phiên họp Uỷ ban liên Chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại TP Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam bộ, là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam bộ hát ca sau những giờ lao động. 
Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. 
Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Ban nhạc tường dùng năm nhạc cụ, thường gọi là ban ngũ tuyệt gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ. Về trang phục, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn.
Những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề nghiệp chính, họ phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu.
Đối với hình thức âm nhạc, vai trò của các ca sĩ và nhạc sĩ đều bình đẳng. Ca trù hát và người ca (bài hát truyền thống từ miền Bắc và miền Trung) là phụ nữ, trong khi đờn ca tài tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có vai trò bình đẳng. Đờn ca tài tử sử dụng dụng cụ như đàn cò, đàn nguyệt, đàn tranh, song lan (nhạc cụ bằng gỗ để gõ nhịp) hoặc cả Ghita lõm .
Loại hình âm nhạc không chỉ ở các lễ hội và các bên mà còn trong thời gian sau thu hoạch. Ngoài ra, nó có thể được chơi trong bóng mát của cây, con thuyền hoặc trong đêm trăng sáng.
Để xây dựng hồ sơ trình UNESCO, 14/21 tỉnh thành có Đờn ca tài tử tiến hành tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm và thu được những kết quả khả quan. Qua điều tra điền dã, nhóm lập hồ sơ phát hiện 24 CLB và 4 dàn nhạc chơi Đờn ca tài tử xuất sắc. Phỏng vấn nghệ thuật được 18 tay đờn, sưu tầm được 8 tập tài liệu của 8 danh cầm. 
Đó là những tài liệu quý giá nhất của Đờn ca tài tử, rất cần thiết vào những hạng mục quan trọng của việc lập hồ sơ. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho xây dựng Hồ sơ Quốc gia Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-----------------------------------------------
Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét