top menu

Cái tâm một người thầy “suốt đời khắc khoải nhịp đưa đò”...

Cả đời gắn với sự nghiệp giáo dục, đến nay đáng lẽ sẽ “vui thú điền viên” thế nhưng những trăn trở về nghề giáo, về những thế hệ học trò đang khát chữ, những đồng nghiệp đang còn khó khăn để sống được với nghề, lại khiến ông phải bắt tay tiếp tục làm việc.  Đó là cái tâm sáng ngời của một người thầy-PGS.TS. Đoàn Văn Điện, đã gửi trọn vào ngôi trường tư thực đang lớn mạnh từng ngày, là điểm sáng giáo dục mang tên Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng theo mô hình phi lợi nhuận, sẽ là “lối về” đầy tâm huyết của thầy với ngành giáo dục nước nhà.
Khắc khoải của người Thầy
Xây một ngôi trường đó là ước mơ cháy bỏng, là hoài bão suốt đời mà  PGS.TS. Đoàn Văn Điện đã theo đuổi và ngày hôm nay ước mơ ấy, hoài bão ấy đã được thực hiện ở ngôi trường mang tên Huỳnh Thúc Kháng. Nói về lý do để xây dựng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng theo mô hình phi lợi nhuận, điều có thể hơi “khó tin” đối với các trường THPT tư thục hiện nay. Thế nhưng những gì mà thầy Đoàn Văn Điện và đồng nghiệp mình đang làm đó là một thực tiễn. Trao đổi vấn đề trên thầy Điện chia sẻ: “Việc các nhà đầu tư để có lợi nhuận trong xã hội hiện nay là việc làm bình thường. Nhưng với tôi, suốt đời gắn bó với giáo dục, gần 60 năm với nghiệp trồng người tôi có những ước mơ khác. Đã từ lâu tôi mơ ước “trồng” nên những con người mai sau làm chủ cuộc đời và đất nước. Việc mở rộng xã hội hóa giáo dục đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đó. Tuy nhiên, bên cạnh những việc làm được tôi vẫn còn những trăn trở. Tôi trăn trở với việc giáo dục tính nhân văn để thành người cho học sinh, trăn trở với việc thay đổi phương pháp giảng dạy giúp cho học sinh có thể tự học tự nghiên cứu để có thể hội nhập vào thế giới giáo dục phát triển…”. Thầy nói: “Ước mong này đã có từ lâu trong tôi. Từ khi nghỉ hưu, tôi đã kinh qua một số trường dân lập và tư thục, ở đâu tôi cũng canh cánh mong thực hiện được ước mơ đó. Và giờ đây thời điểm đó đã đến. Tôi bắt tay vào việc thực hiện xây dựng ngôi trường mà ở đó chúng tôi - nhà đầu tư không vì lợi nhuận -  sẽ dành toàn bộ phần lợi nhuận thu được đầu tư lại cho học sinh của trường. Lợi nhuận của chúng tôi chính là sự tiến bộ về nhân cách và kiến thức của học sinh. Tôi tin rằng với việc làm đầy tâm huyết này sẽ được nhiều thầy cô cũng như phụ huynh học sinh ủng hộ hưởng ứng. Mặc dầu trong bước đầu này gặp phải vô vàn khó khăn”. 
Điểm sáng về mô hình đầu tư giáo dục
Với mục tiêu đó, đầu năm 2013, thầy Điện cùng một số đồng nghiệp cùng tâm huyết đã bắt tay vào xây dựng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng dựa trên những ý tưởng căn bản: bảo đảm việc huy động sức người, sức của cho việc xây dựng và phát triển một trường THPT phi lợi nhuận. Trường được Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu lâu dài, quyền thừa kế của nhà sáng lập và đầu tư; thu hút được chất xám của một lượng thầy, cô giáo có năng lực, giàu sáng tạo, hăng say với sự nghiệp giáo dục, góp phần đưa việc dạy và học trong nhà trường tiếp cận với nền giáo dục phát triển và hiện đại…
Theo đánh giá của một cán bộ ngành giáo dục, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng được xây dựng có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đầy đủ các phòng chức năng: Phòng Thí nghiệm Lý - Hóa - Sinh, phòng Máy tính, phòng Dạy làm người & Kỹ năng sống, Thư viện… Đặc biệt khu vực nội trú 100% các phòng được trang bị máy điều hòa và những điều kiện sinh hoạt cần thiết, có phòng sinh hoạt tập thể, có khu vực học tập riêng, sân chơi rộng rãi nằm ngay trong khuôn viên của trường rợp bóng cây xanh, đảm bảo cho nhu cầu sống và học tập của các em học sinh. Với quan niệm thầy cô giáo sẽ là một trong những nhân tố quyết định chất lượng đào tạo, nhà trường đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giáo viên. Các thầy cô ở đây được chọn lọc từ các trường Đại học Sư phạm, Trung học Phổ thông có quá trình giảng dạy lâu dài, tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyên môn và nghiệp vụ trong đó có nhiều thầy cô có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ, dạy đúng theo ngành học được đào tạo. Mỗi giáo viên ở đây ý thức được nghĩa vụ của một người thầy với phương châm “Dạy làm Người trước khi dạy chữ”, “Dạy là dẫn dắt, học là tìm tòi”, đáp ứng phương châm “Chất lượng – Trung thực – Hội nhập”. Và đặc biệt là năm học 2013-2014, nhà trường đã chính thức đưa môn học “Dạy làm người và kỹ năng sống” thành một môn học chính khóa giúp các em chủ động, tự tin, sẵn sàng hòa nhập, có được kỹ năng chung sống và ứng phó, biết cách xử lý những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Cuộc đời, sự nghiệp giáo dục của người thầy có cái tâm sáng được ví như dòng suối kia trong vắt, chảy mãi, chảy mãi không bao giờ vơi cạn mạch nguồn. Cái tâm của thầy Điện có lẽ cũng thế. Thầy nói: “Suốt đời tôi chỉ có một mong muốn góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những người thành đạt và chủ đất nước mai sau. Chúng tôi đang làm điều đó tại ngôi trường này. Tuy mới bắt tay vào, nhưng trường chúng tôi hiện đã khá khang trang đủ điều kiện cần thiết cho việc dạy và học cũng như đời sống nội trú, cùng với đội ngũ thầy cô giáo giỏi và tâm huyết. Chúng tôi tin rằng ngôi trường sẽ chắp cánh ước mơ cho rất nhiều thế hệ học sinh có thể tự tin bước vào đời”.
-----------------------------------------------
Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét