top menu

Quý hồ tinh…

Với Quyết định dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo ĐH trong kỳ tuyển sinh 2014 lần này, Bộ GD-ĐT cho biết con số này so với thực tế là ít hơn nhiều, vì Bộ đã cân nhắc tới các trường đặc thù và cũng chưa rà soát đến các trường cao đẳng. Trong 71 cơ sở giáo dục ĐH có ngành đào tạo bị tuýt còi lần này có cả những trường ĐH lớn, có những ngành một thời nổi tiếng về chất lượng nhưng nay yếu dần do không có đội ngũ thay thế đủ mạnh, thậm chí không đủ điều kiện đào tạo tiếp. "Đây là điều rất đáng tiếc”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga chia sẻ. Đáng tiếc và không nhầm lẫn.



ĐH không phải dành cho tất cả

Đúng như GS Pierre Darriulat - nguyên Giám đốc nghiên cứu Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) từng nhận xét, ở Việt Nam ai cũng muốn đi học ĐH, bởi đây là con đường để đạt được sự thừa nhận của xã hội. Tuy nhiên, theo ông, ĐH không phải dành cho tất cả. "Nhiều sinh viên không đủ trình độ đã cản trở những người khác giỏi hơn có cơ hội được đào tạo xứng đáng. Chúng ta phải tạo điều kiện cho những tài năng xuất sắc nhất phát triển, hình thành một tầng lớp tinh hoa. Bởi không thể đào tạo thành công tất cả mọi người và khiến họ tin rằng chỉ sau vài năm học ĐH là họ sẽ thành công, sẽ trở nên giàu có. Điều đó là không thể”, GS nói.

Vẫn theo GS Pierre Darriulat, để cải thiện chất lượng đào tạo và nghiên cứu, Nhà nước cần tăng lương cho các giảng viên và những người nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nếu nhìn vào đội ngũ những người làm khoa học hiện nay đông mà không mạnh, sẽ hiểu không dễ gì thực thi theo khuyến cáo của vị GS này, dù năm qua Nhà nước có nhiều chính sách mới để cải thiện chất lượng đào tạo và nghiên cứu.

PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền cho biết, theo các chuyên gia Nhật Bản và Đức, Việt Nam hiện có tới 600 viện nghiên cứu; 1.670 tổ chức KHCN Trung ương và địa phương là quá nhiều và quá lãng phí với một đất nước GDP dưới 200 tỉ USD. Nền khoa học nước ta phải nuôi quá nhiều người trong đó có không ít người không thực sự làm khoa học, chưa kể có không ít tiêu cực trong xét duyệt, nghiệm thu các đề tài, chương trình nghiên cứu, mua sắm trang thiết bị, làm sao mà nâng cao hiệu quả họat động khoa học được. Dù ai cũng biết điều này làm lãng phí năng lực người tài, dung dưỡng những kẻ "ăn bám triền miên”. 

Bộ KH&CN cần kiên quyết sàng lọc đội ngũ nhân sự trong giới khoa học, ít ra cần có những động thái mạnh tay như Bộ GD&ĐT dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo ĐH trong kỳ tuyển sinh tới, dù điều này chắc chắn cũng khiến nhiều nhà khoa học dỏm mất đi chỗ đứng tìm cách lý sự đủ điều, làm mưa làm gió, phê phán bắt lỗi cơ quan ra quyết định. Trong xu thế giám sát phản biện ngày càng được Nhà nước tin cậy "ủy thác” giao phó cho giới khoa học, các hội đồng khoa học các cấp cần chuyên nghiệp và minh bạch hơn, phát hiện kịp thời những sai phạm trong các đề tài nghiên cứu, loại khỏi đội ngũ những người yếu kém cản trở những người khác giỏi hơn có cơ hội được đầu tư xứng đáng.

Nếu khoa học và giáo dục không hình thành được một tầng lớp tinh hoa, tạo điều kiện cho những tài năng xuất sắc nhất phát triển, lại thiếu chế tài xử lý nghiêm khắc mọi trường hợp vi phạm chuẩn mực, e việc chảy máu chất xám, lãng phí chất xám cứ mãi là "bài ca bất diệt”.
-----------------------------------------------
Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét