top menu

Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014: Giảm môn thi liệu có giảm tải?

Trước mỗi kì thi tốt nghiệp THPT hay tuyển sinh vào đại học, cao đẳng không chỉ học sinh mà các bậc phụ huynh đều trong tâm trạng lo lắng, hồi hộp. Đặc biệt năm nay, khi dự thảo điều chỉnh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy lần đầu tiên được áp dụng…
Theo Bộ GD&ĐT, điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2014 được tính theo công thức: (điểm trung bình 4 bài thi + điểm trung bình cả năm lớp 12)/2 + tổng điểm khuyến khích (nếu có). Điểm xếp loại tốt nghiệp THPT được tính theo công thức: (điểm trung bình 4 bài thi + điểm trung bình cả năm lớp 12)/2. Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 sẽ diễn ra trong 3 ngày: 2, 3 và 4/6. Các môn tự chọn thi buổi sáng: Địa lí, Hóa học (ngày 2/6), Lịch sử, Vật lí (ngày 3/6), Ngoại ngữ, Sinh học (ngày 4/6). Các môn bắt buộc thi buổi chiều: Ngữ văn (ngày 2/6), Toán học (ngày 3/6).
Đổi mới thi tốt nghiệp THPT từ 6 xuống 4 môn, trong đó chỉ có 2 môn bắt buộc là Toán học và Ngữ văn, Bộ GD&ĐT kì vọng đây là bước “đột phá” trong giảm tải cho học sinh; đưa việc học hành, thi cử  ở bậc học phổ thông “tiệm cận” hơn với kì thi đại học, cao đẳng tổ chức ngay sau đó, nhằm bớt tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, đánh giá được năng lực của học sinh, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học có thể sử dụng kết quả này để tuyển sinh phù hợp với ngành nghề đào tạo và yêu cầu chất lượng của trường; hội nhập với phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng của một số nước tiên tiến trên thế giới.
Về lí thuyết là vậy, nhưng dư luận vẫn hoài nghi, thắc mắc một số điểm như: Số lượng môn thi giảm từ 6 môn còn 4 môn, học sinh có thực sự được giảm tải và liệu có dẫn đến tình trạng “học lệch” cũng như sự phân biệt giữa các giáo viên dạy môn chính và môn phụ? Tại sao tỉ lệ miễn thi tốt nghiệp lại “đóng khung” là 20% học sinh, trong khi chất lượng học sinh không đồng đều tại các trường, các địa phương? Vì sao Ngoại ngữ chỉ là môn thi khuyến khích?…
Cải cách thi tốt nghiệp góp phần giảm tải cho học sinh.
Cải cách thi tốt nghiệp góp phần giảm tải cho học sinh.
Trong “mịt mù” của ngành Giáo dục, chỉ cần “le lói” một chút ánh sáng là cả xã hội hi vọng, ủng hộ. Nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia, ngành Giáo dục chọn đổi mới kì thi tốt nghiệp PTTH làm “đột phá khẩu” là đang thực hiện ngược quy trình, bởi “Đúng ra phải xem xét thiết kế lại hệ thống giáo dục Việt Nam là như thế nào, từ đó mới ra được chương trình khung chuẩn. Căn cứ vào đó mới viết sách giáo khoa, đào tạo giáo viên, đổi mới phương pháp, sau cùng mới hoàn thành đổi mới về thi cử”.
            PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, lần đổi mới thi cử này khác hẳn các năm trước. Số môn thi giảm đi, học sinh sẽ bớt căng thẳng hơn và có thời gian để tập trung ôn tập, chất lượng học ôn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nếu tính kĩ, việc giảm tải này không được là bao. Chẳng hạn, ở phương án một, thí sinh thi 4 môn bao gồm 2 môn bắt buộc là Toán học, Ngữ văn và 2 môn tự chọn. Thực chất phương án này, nhiều học sinh vẫn sẽ thi 5 môn do Ngoại ngữ không bắt buộc thi nhưng lại là môn cộng thêm điểm. Do sợ điểm thấp hoặc không đủ điểm tốt nghiệp nên học sinh vẫn cố thi vì không mất gì mà vẫn được thêm điểm. Còn đối với phương án hai, thí sinh phải thi 5 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán học, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 môn tự chọn, chỉ giảm tải được 1 môn thi.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lí Khoa học Giáo dục Hà Nội cho rằng: “Đổi mới cho thấy việc thi cử nhẹ nhàng hơn, thiết thực hơn. Học sinh thi ít môn hơn, lại được tự chọn môn thi, thích môn nào chọn môn đấy. Bộ GD&ĐT sớm công bố phương án thi nên học sinh có thêm thời gian để ôn tập. Tuy nhiên, tôi thấy chưa có gì là cụ thể cả. Cách làm của Bộ vẫn chỉ là xoa dịu tình hình, vẫn “loay hoay” và chưa có một sự thay đổi theo hướng toàn diện. Cần đánh giá thực chất hơn đối với học sinh. Việc công nhận tốt nghiệp THPT nên trao cho các trường. Các trường tự đánh giá và cộng với tính điểm thi tập trung. Nếu làm công bằng, các trường đại học sẽ lấy đây làm cơ sở để lựa chọn thí sinh. Cũng nên bỏ miễn thi cho 20% số học sinh. Nếu thi mà học sinh được điểm 4-5 thực chất, vẫn hơn điểm 8-9 mà quay cóp, nhìn nhau”.
Về tỉ lệ 20% học sinh miễn thi còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau vì cho rằng, đã là thi thì tất cả học sinh đều như nhau, nếu nói rằng giảm 20% học sinh là giảm tải thì chưa thỏa đáng. Điều này còn gây rắc rối cho các trường, làm mất thời gian mà dễ nảy sinh tiêu cực như đã từng xảy ra trước đây khi miễn thi vào lớp 10 THPT. Bất cập nữa là, nếu như học sinh tự chọn thi trong các môn tự nhiên, xã hội thì khó có thể sắp xếp hay thi trong một buổi được. Nếu Bộ quy định ngoài 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn là một môn tự nhiên, một môn xã hội thì học sinh sẽ học đều hơn.
Đối với môn Ngoại ngữ, giải đáp cho những băn khoăn, thắc mắc, Bộ GD&ĐT cho biết hiện nay do những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa, năng lực của giáo viên và cách thức thi, kiểm tra lạc hậu chưa đánh giá được toàn diện năng lực của học sinh. Mặt khác, điều kiện và chất lượng dạy học môn ngoại ngữ có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Việc dự thảo ngoại ngữ là môn thi khuyến khích là giải pháp tạm thời trong những năm học sinh chưa được học và kiểm tra, thi theo chương trình mới, để các trường và học sinh không phải chịu áp lực dạy và học môn này trong khi chưa có điều kiện  bảo đảm chất lượng.
-----------------------------------------------
Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét