top menu

Giáo dục nghệ thuật dưới góc nhìn mới

Ở bất kỳ lứa tuổi nào, các hoạt động nghệ thuật cũng đều cần thiết và đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển nhân cách và con người của trẻ.

Nhiều bậc phụ huynh có quan tâm và tạo điều kiện cho con mình theo học các môn nghệ thuật và năng khiếu như đưa con đến các lớp học đàn, học võ, học múa hát… Nhưng điều này đa phần chỉ đúng với lứa tuổi từ mẫu giáo đến tiểu học. Khi các em lớn hơn, chương trình học áp lực, cũng là lúc cần định hướng rõ ràng cho tương lai, các môn nghệ thuật lại có xu hướng trở thành thứ tốn kém thời gian và có lẽ là xa xỉ với phần đông phụ huynh. Tuy nhiên, ở bất kỳ lứa tuổi nào, các hoạt động nghệ thuật cũng đều cần thiết và đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển nhân cách và con người của các em.
Học sinh trường Quốc tế Việt Úc (VAS) và các hoạt động năng khiếu.
Học sinh trường Quốc tế Việt Úc (VAS) và các hoạt động năng khiếu.
“Hội họa và âm nhạc giúp cho trí tưởng tượng phát triển, mà trí tưởng tượng là khởi đầu của sáng tạo. Có sáng tạo, các em sẽ thông minh hơn, là nền tảng cho việc học suốt đời” - Thạc sĩ nghệ thuật, họa sĩ Sĩ Hoàng chia sẻ tại buổi triễn lãm và đấu giá gây quỹ từ thiện các tác phẩm xuất sắc nhất của vòng chung kết “Sắc màu cuộc sống”. Đây là cuộc thi sáng tác nghệ thuật nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo của các tài năng tuổi nhỏ do hệ thống trường Quốc tế Việt Úc (VAS) tổ chức.
Thạc sĩ nghệ thuật, họa sĩ Sĩ Hoàng phát biểu tại cuộc thi “Sắc màu cuộc sống” do hệ thống trường Quốc tế Việt Úc (VAS) tổ chức.
Thạc sĩ nghệ thuật, họa sĩ Sĩ Hoàng phát biểu tại cuộc thi “Sắc màu cuộc sống” do hệ thống trường Quốc tế Việt Úc (VAS) tổ chức.
Trước hết, các hoạt động nghệ thuật giúp trẻ em xây dựng nền tảng thẩm mỹ, điều mà không sách vở nào có thể dạy được. Chính nền tảng thẩm mỹ này giúp các em định hình nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng quan trọng hơn, các hoạt động nghệ thuật sẽ giúp xây dựng sự chủ động và suy nghĩ độc lập cho các em nhiều hơn bất cứ môn học nào. Đó là vì nghệ thuật giúp trẻ em tiếp tục phát huy món quà bẩm sinh mà đa phần chúng ta đều mất đi khi lớn lên: khả năng đặt câu hỏi.
Nghệ thuật cũng giúp trẻ liên tục nuôi dưỡng trí tò mò với thế giới xung quanh, giữ tâm trí trẻ tự do khỏi những rào cản và ranh giới, nói một cách khác là giúp trẻ rèn luyện sự sáng tạo. Khi kiến thức là thứ có thể bị mất đi theo thời gian, khả năng sáng tạo chính là chìa khóa giúp giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
Vấn đề cốt lõi trong việc đưa nghệ thuật vào giáo dục là mang đến cho trẻ những phương thức độc đáo để khám phá, định hình, thể hiện, thấu hiểu ý tưởng của bản thân và của những người xung quanh. "Những người làm nghề giáo chúng tôi luôn hiểu rằng sự phát triển của trẻ không chỉ ở mặt tri thức mà còn phải cân bằng cùng thẩm mỹ, thể chất và đời sống tình cảm – xã hội của các em. Có như vậy, trẻ mới có thể phát triển toàn diện và hài hòa”, bà Lê Thị Thu Hà - Tổng giám đốc Hệ thống trường Dân Lập Quốc tế Việt Úc (VAS) chia sẻ quan điểm của nhà trường về định hướng trong giáo dục nghệ thuật cho học sinh của trường.
Giáo dục nghệ thuật không chỉ đơn thuần là đánh thức năng khiếu trẻ nhỏ mà còn có vai trò quan trọng và cần thiết để góp phần trang bị một cách cơ bản và toàn diện cho nhân cách con người, đặc biệt là thế hệ trẻ khi bước vào đời.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, việc giáo dục nghệ thuật hiện nay chưa xuyên suốt, chỉ mới dừng lại ở bước xây dựng nền tảng cho trẻ tiểu học và đang ngưng đọng khi các em lên bậc học cao hơn. Một nguyên nhân cộng thêm là các hoạt động nghệ thuật tại trường chưa thực sự thu hút sự quan tâm của giới trẻ - khi mà các em bây giờ đã có suy nghĩ, chính kiến và sở thích riêng. Các em cần nhiều hơn những hoạt động ngoài giờ lên lớp như các chương trình văn nghệ, các cuộc thi sáng tác, các sân chơi nghệ thuật… phù hợp thị hiếu và sở thích cá nhân.
Em Nguyễn Lê Tuấn - học sinh lớp 9 Hệ thống trường Quốc tế Việt Úc bày tỏ: “Đam mê của em là điện ảnh. Em rất tự hào vì bộ phim mình đạo diễn đã được vào vòng chung kết cuộc thi Tài năng điện ảnh do nhà trường phát động”. Vừa qua, Tuấn đã tham gia cuộc thi “Tài năng điện ảnh – VAS Film talents Award” do trường tổ chức với vai trò đạo diễn phim của nhóm, tranh tài cùng 11 phim khác về đề tài học đường và những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Cuộc thi là một trong số những hoạt động giáo dục nghệ thuật bổ ích, xây dựng cho các em lòng yêu thương cùng những nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, giúp các em trưởng thành hơn cả về kỹ năng sống, tư duy sáng tạo lẫn nhận thức.
Việc tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khoá cũng như tổ chức hoạt động giáo dục nghệ thuật nên thực hiện xuyên suốt, lâu dài và phù hợp từng giai đoạn phát triển của trẻ, từ ấu thơ đến khi trưởng thành. 
Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét