top menu

La Liga và Ngoại hạng Anh tranh nhau chiếc 'bánh Mỹ'

Lợi ích béo bở mà thị trường Mỹ mang lại khiến lãnh đạo La Liga thúc giục "gà nhà" gia tăng cạnh tranh với các CLB Anh để chiếm đoạt chiếc bánh ngọt ngon này.
Bóng đá không phải là môn thể thao vua ở Mỹ, nhưng với mức sống cao, dân Mỹ sẵn sàng bỏ từ 60 đến 80 đôla để mua vé vào xem các ngôi sao đến từ châu Âu chơi bóng. Thành công của đội tuyển Mỹ tại World Cup 2014 vừa qua đã giúp bóng đá cải thiện mạnh mẽ vị thế trong đời sống của người dân Mỹ.
Với một chiến dịch quảng bá khôn khéo, đặc biệt sử dụng sức mạnh của các mạng xã hội, những người làm bóng đá ở Mỹ đã thành công trong việc lôi kéo thêm nhiều người quan tâm đến môn thể thao vua. Vì thế, thị trường Mỹ, vốn đã được đánh giá rất cao về tiềm năng, nay càng béo bở đối với các ông lớn châu Âu sau khi nhận được cú hích trên.
Sau khi trở về từ chuyến thị sát trên đất Mỹ, trưởng ban tổ chức La Liga Javier Tebas đã lên tiếng thúc giục các đội bóng như Real Madrid hay Barca đẩy mạnh việc du đấu Mỹ. Tebas hy vọng những đội bóng mà ông gọi là “hay nhất thế giới” sẽ soán ngôi Man Utd và Liverpool về lượng người hâm mộ, qua đó, chiếm được thị phần khổng lồ mà thị trường mới mang lại.
anh1-4266-1407203394.jpg
Mức độ hâm mộ bóng đá của dân Mỹ ngày càng tăng, nhờ thành công của đội tuyển quốc gia và những chiêu thức tiếp thị tài ba.

“La Liga là một trong những giải đấu hàng đầu thế giới và được người dân Mỹ quan tâm theo dõi. Chúng tôi có dự định mở rộng ảnh hưởng tại đây và nhìn nó lớn mạnh qua từng năm. World Cup đã thể hiện niềm đam mê dành cho bóng đá ở Mỹ và thật tuyệt khi có mặt ở đây vào thời điểm đó”, Javier Tebas phát biểu sau khi dự khán trận đấu giữa Atletico Madrid và San Jose Earthquakes.
Tebas cho rằng việc ban tổ chức Giải nhà nghề Mỹ và Liên đoàn bóng đá Mỹ đánh giá La Liga chất lượng hơn Ngoại hạng Anh sẽ là một lợi thế lớn cho các đội bóng Tây Ban Nha khi họ mở đường đến Mỹ du đấu. Tuy nhiên, Tebas thừa nhận La Liga sẽ phải nỗ lực nhiều nếu muốn theo kịp người Anh về giá trị thương mại và độ phủ sóng hình ảnh trên toàn thế giới.
Trong trận đấu vừa qua giữa Man Utd và Real Madrid, một kỷ lục về số khán giả cho một trận đấu bóng đá ở Mỹ đã được xác lập với con số 109.318 người. Giá vé của trận đấu này dao động từ 45 đôla (954 nghìn đồng) đến 189 đôla (4 triệu đồng), một mức giá khá bình dân ở Mỹ.
Gần đây, các HLV, có thể kể đến như Louis van Gaal hay Arsene Wenger, đồng loạt phàn nàn về những chuyến du đấu Mỹ mang quá nhiều mục đích thương mại và làm ảnh hưởng đến các cầu thủ. Tuy nhiên, họ không thể phủ nhận lợi nhuận to lớn mà những chuyến đi này mang lại. Ngay cả các cầu thủ cũng tỏ ra thích thú hơn khi được đi du đấu Mỹ vì theo lời của cựu tiền vệ Ryan Giggs ở đây họ thường không bị làm phiền.
Ronaldo-9258-1407203394.jpg
Với những đội bóng lớn và các siêu sao như Real và Ronaldo, La Liga đang sở hữu những công cụ tiếp thị lợi lại để tranh giành thị phần bóng đá Mỹ với các đối thủ Ngoại hạng Anh. Ảnh: AP.
Carlos Sepulveda, một CĐV của Los Angeles Galaxy bỏ 115 đôla để chứng kiến trận thua 0-7 của đội bóng anh yêu thích trước Man Utd nói với tờ Guardian: “Giá vé hơi đắt, mình thường tôi chỉ trả 40-50 đôla thôi nhưng Man Utd đã hấp dẫn tôi và tôi đến đây vì tôi là fan của Galaxy”.
Trận đấu giữa Man Utd và LAG diễn ra dưới sự chứng kiến của 86.432 khán giả. Vé xem trận đấu này có những chiếc cán mức hơn 433 đôla nhưng vẫn hết veo. Điều tương tự cũng diễn ra ở trận giao hữu giữa Arsenal và New York Redbull. Có CĐV đã bỏ đến 500 đôla để được xem màn tái ngộ của Thierry Henry với đội bóng cũ.
David Webb một CĐV của Man Utd đã đưa vợ mình vượt một quãng đường khá xa để đến xem “Quỷ đỏ” thi đấu với AS Roma. Người đàn ông này cho biết ông bỏ 61,5 đôla cho mỗi tấm vé và hài lòng với mức giá này. Trong khi đó, ngay cả một buổi tập của Liverpool cũng có thể thu hút từ 30.000 đến 50.000 người dự khán và tất nhiên là có bán vé.
Do người Mỹ thường tổ chức thi đấu bóng đá trên sân bóng chày hoặc bóng bầu dục, với sức chứa lớn của các sân đấu này, số lượng CĐV mua vé vào sân để xem các đội bóng châu Âu đá biểu diễn luôn ở mức rất cao. Tuy nhiên, cái mà các CLB nhắm đến không hoàn toàn là lợi nhuận từ vé.
Các nhà tài trợ sẽ hài lòng khi thấy đội bóng họ đầu tư khuếch trương thanh thế ở một thị trường quan trọng như ở Mỹ. Ngay cả CLB cũng hưởng lợi từ bán trang phục, đồ lưu niệm cùng hàng trăm loại hình kinh doanh khác. Mảnh đất với những khách hàng luôn dễ dàng vung tay chi tiền nếu bạn làm hài lòng họ, Mỹ sẽ mau chóng trở thành địa điểm diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai nền bóng đá hàng đầu thế giới là Anh và Tây Ban Nha.
-----------------------------------------------------------------------------------
Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét