top menu

Điểm thi ĐH có phải là thước đo chất lượng giáo dục?

Hiệu trưởng các trường học Trung Quốc và các chính sách giáo dục của họ đang là tâm điểm chú ý sau khi kết quả thi ĐH được công bố. Việc phán xét các trường học theo điểm thi mà HS trường đó đạt được đã trở nên quen thuộc đối với các bậc phụ huynh và giới truyền thông, theo đó trường nào có nhiều HS đạt điểm cao sẽ thu hút nhiều HS khác vào học.

Điểm thi ĐH có phải là thước đo chất lượng giáo dục?
(GD&TĐ) – Hiệu trưởng các trường học Trung Quốc và các chính sách giáo dục của họ đang là tâm điểm chú ý sau khi kết quả thi ĐH được công bố. Việc phán xét các trường học theo điểm thi mà HS trường đó đạt được đã trở nên quen thuộc đối với các bậc phụ huynh và giới truyền thông, theo đó trường nào có nhiều HS đạt điểm cao sẽ thu hút nhiều HS khác vào học.
HS Trung Quốc ngủ gục bên sách vở
Tuy nhiên, một số người cho rằng tầm quan trọng của điểm số đã bị đánh giá cao quá mức so với giá trị thực của GD và biến các trường trung học trở thành những “nhà máy” đối với những HS chỉ có khả năng ghi nhớ những thông tin, con số.
Hiệu trưởng Ye Cuiwei của trường trung học số 2 tại thành phố Hàng Châu, Triết Giang nói: “Sự ổn định của điểm số là kết quả của việc làm được lặp lại. Để đảm bảo điểm cao, chúng tôi phải buộc HS làm đi làm lại các bài tập nhiều lần mặc dù mọi người đều biết điều này có thể khiến kìm hãm sự phát triển của HS trong những lĩnh vực khác”.
GD tiểu học và trung học ở Trung Quốc từ lâu đã bị buộc tội là hủy hoại sự phát triển thể chất và tinh thần của HS để gặt hái điểm số cao khi mà các nhà giáo dục theo đuổi mục tiêu thu nhận được nhiều HS bất chấp ảnh hưởng tới cuộc sống của các em.
Giám đốc Viện nghiên cứu Khoa học giáo dục Triết Giang Fang Zhanhua nói: “Hiệu trưởng các trường là trở ngại chính cho cải cách GD”.
Tuy nhiên, nhiều hiệu trưởng cho rằng lời chỉ trích trên không đúng vì họ bị buộc ở vào thế tiến thoái lưỡng nan khi cố gắng tạo sự cân bằng.
“Tôi từng tự hỏi bản thân: chúng ta có đang nuôi dưỡng sự sáng tạo của thế hệ trẻ hay không, hay là đang giết chết khát khao kiến thức của các em” – hiệu trưởng trường trung học Xiaoshi, ông Zhou Qianhong nói.
Mặc dù Bộ GD đã yêu cầu các nhà chức trách GD địa phương hạn chế việc xếp hạng HS theo điểm thi ĐH, nhiều địa phương vẫn giữ tầm quan trọng của điểm số và sử dụng nó để đo lường chất lượng GD địa phương.
“Giống như huấn luyện viên một đội bóng, nếu một trường học có những HS đạt được điểm thi ĐH thấp trong vài năm liên tiếp, vị hiệu trưởng có thể bị thôi việc” – phó chủ tịch Hiệp hội GD Triết Giang nói.
Giám đốc phòng GD của tỉnh Triết Giang Liu Xiping nói rằng quá tập trung vào việc tăng số HS tuyển vào sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của các em.
Một số nhà GD đang tìm cách để tăng cường tính sáng tạo của HS và làm cho lớp học đa dạng hơn trong khi vẫn duy trì được chất lượng. Trường tiểu học Henghu ở Triết Giang đã giảm bớt thời khóa biểu các môn học chính và tăng các lớp học tự chọn, hoạt động ngoài trời. Nhà trường đã mua một khu đất bên cạnh và HS có thể lựa chọn các lớp học về làm vườn, sinh thái. Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, điểm số của HS không phải là tỷ lệ thời gian thực chất các em dành để học tập mà nó thể hiện sự yêu thích của HS đối với môn học nào đó”.
Hồi giữa tháng 6 vừa qua, phòng GD tỉnh Triết Giang đã tuyên bố rằng các trường trung học sẽ có quyền đặt ra thời khóa biểu của chính mình và thời khóa biểu chung sẽ bị bỏ vào tháng 9 tới. Ngoài ra, số môn học tự chọn được tính tín chỉ sẽ tăng lên.
GD tạo ra kết quả toàn diện không nhất thiết tạo ra tỷ lệ tuyển sinh thấp, theo ông Liu Xiping, điểm thi có thể cải thiện khi sở thích và khả năng của HS tăng lên.

Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét