top menu

Bỏ chấm điểm học sinh tiểu học – Giảm áp lực, tăng lo lắng?

Bộ GD&ĐT đã chính thức ban hành thông tư số 30 quy định trong năm học mới này sẽ bỏ việc chấm điểm học sinh tiểu học. Thay vào đó, giáo viên sẽ dùng những lời nhận xét thường xuyên để đánh giá quá trình học tập của các em.

Thông tư số 30 quy định đánh giá học sinh tiểu học sẽ bắt đầu thi hành từ ngày 15/10/2014 thay thế cho quy định của Thông tư 32 trước kia. Theo đó, nội dung đánh giá là quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
 
Đánh giá gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được. Đặc biệt, không được dùng điểm số để đánh giá thường xuyên. Bên cạnh đó, tham gia quá trình đánh giá này không chỉ có giáo viên mà còn có học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn hoạt động của nhóm, lớp) và khuyến khích cả sự tham gia của các bậc phụ huynh.
 
Đối với đánh giá định kỳ kết quả học tập thì 1 năm sẽ có 2 bài kiểm tra vào cuối học kỳ I và cuối năm học đối với các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. Bài kiểm tra định kỳ được giáo viên sửa lỗi, nhận xét ưu điểm và góp ý những hạn chế, thực hiện cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân.
 
Chưa nói tới độ hiệu quả của sự thay đổi này nhưng điều đáng nói là quy định mới phải tới 15/10 mới có hiệu lực trong khi năm học mới đã tới. Không những vậy, thông tư được ban hành quá sát với năm học khiến nhiều phụ huynh có con nhỏ không khỏi hoang mang.
 
Khó có thể phủ nhận việc không chấm điểm này sẽ giúp học sinh giảm áp lực học tập bởi từ trước tới nay, đa phần các phụ huynh đều căn cứ vào điểm số để biết được con mình học lực như thế nào để đốc thúc, động viên, khen ngợi con trẻ trong việc học hành. Nhưng cũng chính vì thế mà giờ đây, các bậc cha mẹ sẽ rơi vào hoang mang không biết sẽ kiểm tra cũng như hướng dẫn con học thế nào. Đó là chưa kể tới việc những đánh giá này sẽ mang sự cảm tính khá cao, dẫn tới việc giáo viên phải thật công tâm thì mới đem lại hiệu quả giáo dục, mới có thể khuyến khích, rèn luyện năng lực, phẩm chất cho các em học sinh. Với việc nhiều trường đã tự “khắc phục” bỡ ngỡ bằng việc tự đặt ra sự hiểu “ngầm” giữa gia đình và nhà trường về mức đánh giá so sánh với thang điểm cũ thì sự thay đổi này vẫn chưa mang lại sự hiệu quả như mong đợi.     
-----------------------------------------------------------------------------------
Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét